Bí kíp ăn no, ngủ kĩ
VÌ SAO TRẺ SƠ SINH DỄ TỈNH GIẤC??

VÌ SAO TRẺ SƠ SINH DỄ TỈNH GIẤC??

Có thể mẹ chưa biết…

  • Mỗi giấc ngủ của con người chia thành nhiều CHU KỲ NGỦ khác nhau. Các chu kỳ ngủ nối tiếp nhau tạo thành 1 giấc ngủ ngắn hoặc dài.
  • CHU KỲ NGỦ của người lớn và của trẻ sơ sinh hoàn toàn khác nhau

Đối với người lớn:

– 1 chu kỳ ngủ sẽ bắt đầu bằng giai đoạn NGỦ SÂU và kết thúc bằng giai đoạn ngủ REM (Rapid Eye Movement – Ngủ mắt chuyển động nhanh). Ngủ REM chính là lúc chúng ta hay nằm mơ, lúc này não của chúng ta cũng hoạt động rất mạnh mẽ, bận rộn và dễ tỉnh giấc trong giai đoạn ngủ REM này.

– Sau khi kết thúc REM thì 1 CHU KỲ NGỦ cũng kết thúc, người lớn sẽ hoặc là tỉnh dậy, hoặc là lại chìm vào 1 chu kỳ ngủ mới.

Như vậy một chu kỳ ngủ của người lớn:

• Bắt đầu bằng NGỦ SÂU – kết thúc bằng NGỦ REM

• Kéo dài khoảng 90-100 phút (là khoảng 1.5h)

• Trong đó thời gian REM chỉ chiếm khoảng 20% (là khoảng 18-20p), còn lại 80% là ngủ sâu.


Đối với trẻ sơ sinh:

– Chu kỳ ngủ của các bé sơ sinh bắt đầu bằng quá trình NGỦ ĐỘNG (active sleep), sự NGỦ ĐỘNG này của trẻ khá giống với ngủ REM ở người lớn.

– Ngủ động (active sleep) đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của não bộ trẻ: Ngủ động đi cùng những giấc mơ, việc mơ thúc đẩy việc đẩy máu lên não, tăng cường dinh dưỡng cho các tế bào não, các hình ảnh giúp kích hoạt các chức năng não bộ.

– Trong giai đoạn ngủ động thì mắt con chuyển động nhanh, có thể nhắm mở liên tục, cơ thể con cử động, ngáp, con có thể khóc, ọ ẹ v.v…

– Giai đoạn ngủ động của con kéo dài khoảng 25 phút hoặc hơn trong 1 chu kỳ ngủ, và con rất dễ tỉnh giấc trong giai đoạn này.

– Sau khi hết giai đoạn ngủ động thì mới chuyển sang giai đoạn NGỦ TĨNH (quiet sleep). Lúc này hơi thở của con dịu lại, đều và chậm hơn, cơ thể ít cử động, mắt và mi mắt ko còn chuyển động nhiều. Đây là giai đoạn não của con nghỉ ngơi.

– Giai đoạn ngủ tĩnh này cũng kéo dài khoảng 25 phút. Kết thúc giai đoạn ngủ tĩnh trẻ lại vào Chu kỳ ngủ mới bắt đầu bằng việc NGỦ ĐỘNG.

Chu kỳ ngủ của trẻ sơ sinh kéo dài 45-50 phút gồm: Giai đoạn ngủ động và ngủ tĩnh
Ngủ động (active sleep) đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của não bộ trẻ: Ngủ động đi cùng những giấc mơ, việc mơ thúc đẩy việc đẩy máu lên não, tăng cường dinh dưỡng cho các tế bào não, các hình ảnh giúp kích hoạt các chức năng não bộ.

Như vậy một chu kỳ ngủ của trẻ sơ sinh:

• Bắt đầu bằng NGỦ ĐỘNG – kết thúc bằng NGỦ TĨNH

• Chỉ kéo dài khoảng 45-50 phút

• Trong đó 50% thời gian (~25p) là con ngủ động và rất dễ tỉnh giấc, còn lại 50% thời gian là ngủ tĩnh.


Đọc xong thì chúng ta sẽ rút ra được mấy điểm mấu chốt nhất cần nhớ:

  • Thời gian ngủ động của trẻ sơ sinh chiếm tới 50% chu kỳ ngủ, đồng nghĩa với việc con có tới 50% “cơ hội” dễ bị tỉnh giấc.
  • Chu kỳ ngủ của con ngắn hơn của người lớn, nên con sẽ chuyển qua chuyển lại giữa ngủ động ngủ tĩnh liên tục, nên đừng thắc mắc sao con hổng có ngủ dài như người lớn nha.
  • Lúc con ngủ động – tức là con vẫn ngủ thôi, giống như khi ta ngủ REM và mơ mơ màng màng ấy, lúc đó nếu ko có ai làm phiền thì 99% là ta sẽ ngủ lại tiếp vô chu kỳ sau, còn mà lúc đó có đứa nào chọt chọt, vỗ vỗ, la hét, đập phá, xì xào bên cạnh, hoặc là ta bị đói, bị nóng, bị chói mắt… thì cũng 99% cơ hội là ta bị tỉnh giấc.
Một nửa thời gian của mỗi chu kỳ ngủ là con ngủ động, ngủ mà như chưa ngủ, chưa ngủ mà sao lại như đã ngủ…thực sự bối rối…

Nên với bé sơ sinh cũng vậy, lúc con ngủ động hãy để yên cho con ngủ. Nhiều ba mẹ thấy con động đậy, ọ ẹ, chớp chớp mắt là ưa lao vào can thiệp, vỗ, ru, hát, thậm chí bế lên vỗ về…rồi hỏi sao con ko ngủ vậy con? Sai quá sai hen các ba má.

Lúc con ngủ động – tức là con vẫn ngủ thôi, giống như khi ta ngủ REM và mơ mơ màng màng ấy, lúc đó nếu ko có ai làm phiền thì 99% là ta sẽ ngủ lại tiếp vô chu kỳ sau, còn mà lúc đó có đứa nào chọt chọt, vỗ vỗ, la hét, đập phá, xì xào bên cạnh, hoặc là ta bị đói, bị nóng, bị chói mắt… thì cũng 99% cơ hội là ta bị tỉnh giấc. 

Người lớn thì vô giấc là ngủ sâu, ngủ chán chê mới qua ngủ nông rồi tỉnh (hoặc lại ngủ tiếp). Còn bé sơ sinh thì vô cái là ngủ động, động chán động chê mới tĩnh được, tĩnh được chút là nhảy qua ngủ động tiếp (mà mình gọi là chuyển giấc đó).

Tức là người ta lại vào 1 chu kỳ ngủ mới thôi, bắt đầu bằng ngủ động, thì lại ọ ẹ tí, cựa mình đạp chân, cau mày nhăn mặt, mắt đảo như rang lạc 1 lúc, bình thường thôi í mà. Và lại như cũ, cha mẹ lại nhảy vào can thiệp quá đà làm con tỉnh giấc.

Sau khi hết giai đoạn ngủ động thì mới chuyển sang giai đoạn NGỦ TĨNH (quiet sleep). Lúc này hơi thở của con dịu lại, đều và chậm hơn, cơ thể ít cử động, mắt và mi mắt ko còn chuyển động nhiều. Đây là giai đoạn não của con nghỉ ngơi.

Vậy thì, ba mẹ à, hãy cứ để yên cho con được ngủ nhé, và lúc này NÚT CHỜ nó là chân ái nè ^^.

P/s: Lưu ý to đùng là để bé có được 1 giấc ngủ ngon lành, đủ giấc thì cần đảm bảo các tiêu chí quan trọng là con đã được bú no căng bụng, được ợ hơi kỹ càng, được tạo lập môi trường ngủ an toàn và phù hợp, lý tưởng nhất là được tái lập môi trường ngủ giống với ở trong bụng mẹ (5S) nhé.

#giấc_ngủ_bé_sơ_sinh

#em_bé_easy

#bubuhuong

You cannot copy content of this page!

%d bloggers like this: